Vì sao hành khách luôn lên máy bay bằng cửa bên trái?

 

Máy bay thương mại có cửa ở cả hai bên, nhưng hành khách chỉ được phép lên, xuống từ cửa phía bên trái của máy bay; tại sao vậy?

Cửa lên máy bay dành cho hành khách luôn nằm ở phía trái thân máy bay. Vì thế mà nhiều người thậm chí còn không biết phía bên phải cũng có cửa.

Vì sao hành khách luôn lên máy bay bằng cửa bên trái?-1 Rất nhiều người không biết vì sao khách luôn lên cửa bên trái máy bay. (Ảnh: The Geography)

Vì sao khách luôn lên cửa bên trái máy bay? Nguyên nhân một phần xuất phát từ thực tế, một phần do quy ước. Sự an toàn là lý do đầu tiên giải thích vì sao khách luôn lên cửa bên trái máy bay.

Trên trang Travel And Leisure, cựu phi công Dan Bubb, giáo sư tại Đại học Nevada, Las Vegas, Mỹ, cho biết, nhiều hoạt động của máy bay diễn ra ở phía bên phải. Các nhân viên mặt đất làm công việc tiếp nhiên liệu, xếp dỡ hành lý ký gửi, hàng hóa cần vận chuyển, thức ăn đồ uống phục vụ trên máy bay… Vì thế, sẽ khá nguy hiểm khi hành khách lên máy bay từ phía bên phải, khi nhiều phương tiện và thiết bị đang hoạt động.

Điều này càng đặc biệt cần thiết nếu hành khách rời khỏi máy bay bằng cầu thang bộ chứ không phải bằng cầu máy bay. Trong trường hợp đó,  hành khách và phi hành đoàn cần được giữ tránh xa mọi hoạt động nghề nghiệp tiềm tàng sự nguy hiểm đang diễn ra ở phía bên kia.

Sau khi hạ cánh và sắp rời máy bay, bất cứ ai ngồi gần cửa sổ phía bên phải đều sẽ thấy nhân viên mặt đất đang làm việc cùng với các phương tiện chuyên dụng. Họ phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trong thời gian rất ngắn, đủ để máy bay quay vòng nhanh, thực hiện chuyến kế tiếp. Phía bên phải máy bay được dành cho công việc của họ.

Vì sao hành khách luôn lên máy bay bằng cửa bên trái?-2 Bộ phận mặt đất đang khẩn trương làm công việc tiếp nhiên liệu, vận chuyển hàng hóa trong khoảng thời gia tương đối ngắn (Ảnh: Airlines-IATA)

Nguyên nhân thứ hai, việc hành khách lên, xuống từ cửa bên trái giúp phi công thuận tiện quan sát hay áp đường ống vào máy bay.

Trên diễn đàn Quora, Vishnu Ravi, một kỹ sư hàng không vũ trụ, cho biết, việc lên máy bay từ bên trái tạo điều kiện cho phi công căn chỉnh chính xác cửa máy bay với nhà ga. Nếu phi công thao tác không chính xác, cánh của máy bay có thể sẽ va vào tòa nhà.

Một cách trả lời khác cho câu hỏi vì sao khách luôn lên cửa bên trái máy bay là từ xa xưa, việc lên tàu từ bên trái được quy ước theo truyền thống hải quân, khi các tàu sử dụng phía bên trái (phía cảng) để khách lên và xuống tàu.

Ngành Hàng hải có một thuật ngữ rất phổ biến là “cảng và mạn phải”, trong đó phía cảng chính là mạn trái. Ngày xưa, các thủy thủ sử dụng mái chèo để điều khiển thuyền, và vì hầu hết mọi người đều thuận tay phải nên mái chèo được đặt ở bên phải thuyền. Khi thuyền cập bến, mạn trái của thuyền sẽ ở cạnh bến tàu. Do đó, phía bên trái chính là phía chất hàng, hành khách cũng lên xuống ở phía đó. Ngành Hàng không ra đời sau ngành Hàng hải và cũng theo quy ước cũ, lên xuống máy bay từ phía trái.

Trong ngành Hàng không, cửa bên trái là cửa hành khách và phi hành đoàn lên xuống, còn cửa bên phải là “cửa dịch vụ”, dành cho việc tiếp nhiên liệu, bốc dỡ hành lý, đồ ăn…

Mẹo vặt

Theo VTC news

Mùa khoai tây, cho thêm thứ này vào thùng khoai đảm bảo cất giữ nửa năm không thối mốc, không nảy mầm

Khoai tây là thực phẩm thường thấy trong bữa ăn gia đình, và giờ là lúc thu hoạch tây chính vụ nên bạn có thể chọn mua tại quê và bảo quản để đảm bảo có khoai tây ta ngon ăn trong nhiều tháng.

Khoai tây được bán quanh năm nhưng khi không vào mùa thì ngoài chợ chỉ có khoai tây lai và nhập khẩu. Còn lúc vào mùa đông, ngoài chợ đã có khoai tây giống ta do nông dân địa phương trồng. Loại tây giống ta vỏ mỏng hơn, ăn đậm hơn, củ nhỏ nhưng nhiều bột, ăn bở hơn khoai tây nhập khẩu. Khoai tây của nông dân trong nước trồng, nhất là khu đồng bằng sông hồng thì củ thường nhỏ, tròn, khoai rất bở và thơm.

khoai tay ta

Mùa thu hoạch chỉ tầm 2 tháng, nên sau mùa là không còn loại khoai tây này nữa. Do đó bạn có thể tích trữ để dùng dần. Nhưng khoai tây lại dễ bị nảy mầm thối mốc nếu không bảo quản đúng cách. Khoai tây nảy mầm, vỏ chuyển màu xanh sẽ tăng cường độc tố nên ăn có thể gây ngộ độc. Vì thế chúng ta cần bảo quản để khoai tây không bị nảy mầm.

Cách bảo quản khoai tây lâu

Đầu tiên bạn cần để khoai tây khô vỏ, nếu là khoai mới rỡ xong thì bạn tải ra sàn nhà để khoai tây khô. Tránh rửa khoai tây. Hãy để cả lẫn đất, chỉ cần chúng khô. Khoai tây phải khô vì nếu bị ẩm chúng sẽ nảy mầm.

Bạn dùng thùng carton, tránh thùng nhựa vì sẽ bị hấp hơi làm ẩm thối mốc khoai. Cho vào thùng carton giấy báo càng tốt rồi xếp khoai tây vào, mỗi lớp khoai tây một lớp giấy báo. Giấy báo rất hữu hiệu trong việc hút ẩm giúp cho khoai tây không bị ướt nhưng cũng không bị khô nhăn nheo vỏ.

Sau cùng bạn thêm vào thùng khoai tây vài trái táo đỏ. Tùy theo khối lượng khoai tây bảo quản mà nên để 1-2 quả táo vào. Sau đó đậy nắp carton lại rồi để nơi khô ráo thoáng mát và không có  nhiều ánh sáng. Nhiều ánh sáng khoai dễ nảy mầm.

khoai tay va tao

Công dụng của táo trong bảo quản khoai tây

Táo là trái cây có công dụng kích thích hoa quả khác chín đều nhưng chúng lại thải ra khí ethylene giúp khoai tây chậm mọc mầm. Tầm nửa tháng bạn kiểm tra một lần nếu thấy táo sắp hỏng thì thay quả khác. Cách làm này có thể giữ khoai tây được nửa năm mà không nảy mầm.

Khoai tây là thực phẩm giàu dinh dưỡng và lại là thực phẩm có chỉ số GI thấp mặc dù tinh bột cao nhưng là tinh bột hấp thu chậm. Do đó khoai tây được dùng là thực phẩm giúp giảm cân và được dùng trong nhiều món ăn ngon của gia đình: canh khoai tây nấu xương, khoai tây xào, khoai tây chiên, cà ri khoai tây… Một lưu ý nữa là khoai tây ăn được cả vỏ và vỏ khoai tây còn có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt hơn cả ruột khoai. Nên trong một số món bạn hoàn toàn có thể ăn cả vỏ như cà ri khoai tây, khoai tây chiên, khoai tây nướng…