Vườn nhà có 3 loại cây, rắn không dám bén mảng tới gần: Đặc biệt loại thứ 2 rất kỵ

Rắn rất sợ 3 loại cây này, vì thế nên trồng quanh nhà để ngăn ngừa rắn.

Cây hoa bóng nước

14

Cây cảnh bóng nước (Impatiens) còn có tên gọi là cây nhuộm móng, là trò chơi của nhiều người thuở thơ ấu. Ngoài ra nó còn có tên gọi Nắc nẻ, phượng tiên hoa, cấp tính tử…

Cây bóng nước cũng là một loài cây nổi tiếng ở các vùng quê xưa, là cây cảnh ưa thích được nhiều người trồng trước sân nhà. Cây cảnh này ⱪhông chỉ dễ trồng, dễ lớn mà còn có hoa rất nhiều màu, ⱪhi nở hoa rất rực rỡ, nổi bật.

Lá của cây cảnh này còn được nhiều nông dân dùng để đun nước gội đầu để tóc mọc tốt. Hơn nữa, loài cây này cũng ăn được như một loại rau dại, có thể luộc, nấu canh hay ngâm chua…

Tuy nhiên, còn có một công dụng ⱪhác của cây cảnh bóng nước mà ít người biết đến, đó là loại cây này còn có thể phòng được rắn, rết. Trong quá trình sinh trưởng, cây cảnh này cũng sẽ tiết ra một chất có mùi lưu huỳnh ⱪhiến rắn rết sợ ⱪhi ngửi thấy sẽ ⱪhông dám đến gần.

Cây sả

13

Cây sả là một loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi có chiều cao từ 0,8 đến 1m. Lá của cây sả có hình dạng dài và hẹp, tương tự như lá lúa, hai mặt lá có bề mặt nhám. Khi vỏ lá được bóc ra, mang theo mùi thơm của chanh. Thân rễ của cây có màu trắng hoặc hơi tím. Cây sả được trồng phổ biến trên ⱪhắp cả nước, đặc biệt trong các gia đình. Đây là một loại cây gia vị quen thuộc của nhiều gia đình, lá của cây cũng được sử dụng để xông giải cảm, trị cảm mạo và sốt. Ngoài ra, việc trồng một bụi sả trong sân vườn hoặc trong chậu trên ban công hoặc sân thượng cũng có tác dụng đuổi rắn.

Cây nén

15

Cây nén thuộc họ hành tỏi, còn có tên gọi ⱪhác là hành tăm, hành trắng. Cây nén vốn ⱪhá cây quen thuộc với người dân miền Trung, đồng thời cũng là một loại cây ⱪinh tế vì trồng nén là một nghề mưu sinh của rất nhiều bà con nông dân miền Trung.

Cây nén có thân cây mọc thành bụi cao từ 30cm đến 50cm. Lá của cây nén có hình dạng dài, hẹp và thon, giống như lá lúa. Hai mặt lá có bề mặt nhám và màu xanh sáng. Cây nén còn có hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt, mang lại vẻ đẹp tươi sáng cho cây. Do trong củ và thân cây có vị cay nồng hơn hành tỏi nên rắn ngửi được sẽ ⱪhông dám bò lại gần.

Nguồn:https://phunutoday.vn/vuon-nha-co-3-loai-cay-ran-khong-dam-ben-mang-toi-gan-dac-biet-loai-thu-2-rat-ky-d385279.html

Điều hòa chỉ có gió mà không mát đừng vội gọi thợ tốn tiền cứ làm thế này là lạnh teo

Nhiều người gặp phải tình trạng điều hòa chỉ có gió chứ không mát, đừng vội gọi thợ ngay hãy thử làm theo cách này.

Điều hòa là thiết bị không thể thiếu trong ngày hè nắng nóng giúp con người cảm thấy thư thái dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng điều hòa chỉ có gió chứ không mát cho dù đã đặt chế độ Cool và để nhiệt độ giảm sâu, quạt gió chạy ở mức mạnh nhất. Trường hợp này, bạn cũng không cần gọi thợ ngay, hãy quan sát một bộ phận này của máy và khắc phục, căn phòng sẽ mát lạnh tức thì.

Nguyên nhân điều hòa chỉ có gió mà không mát

Các nhà phân phối và nhân viên kỹ thuật lâu năm cho biết, nguyên nhân chính khiến điều hòa chạy nhưng không mát là do bộ phận lưới lọc điều hòa lâu ngày không được làm sạch. Bụi bẩn bám chặt vào lưới, cản trở quá trình lưu thông gió từ thiết bị tới không gian phòng.

dieu-hoa-chi-co-gio-ma-khong-mat-phunutoday1

Chủ một cửa hàng sửa điều hòa ở Hà Nội cho biết khoảng 70% trường hợp điều hòa kém mát mà bên anh được thuê kiểm tra là do dàn nóng và dàn lạnh quá bẩn. Ngoài ra, việc lưới lọc bị bẩn khiến công suất hoạt động của điều hòa tăng lên, làm tốn điện và gây ra tiếng ồn.

Nghiên cứu cho thấy, điều hòa có thể giảm công suất 1% mỗi tuần do bụi bẩn bám vào lưới lọc. Lưới lọc bám đầy bụi có thể làm giảm lượng không khí lưu thông, chậm cung cấp khí mát. Điều này có thể khiến lượng điện tiêu hao tăng lên 5-15% so với khi mới lắp điều hòa.

Vì vậy, khi điều hòa không mát như ý muốn hoặc phát ra tiếng ồn lớn, điều đầu tiên cần làm là kiểm tra lưới lọc. Sau một thời gian sử dụng, bạn cũng có thể tháo lưới lọc ra để vệ sinh định kỳ.

Cũng theo lời khuyên của các nhà phân phối và nhân viên kỹ thuật, đối với các hộ gia đình, nên vệ sinh tấm lọc điều hòa khoảng 3-4 tháng một lần nếu sử dụng điều hòa hàng ngày. Nếu tần suất sử dụng thấp hơn, có thể vệ sinh 6 tháng/lần.

Đối với các công ty, nhà hàng, cơ sở sản xuất… việc vệ sinh lưới lọc của điều hòa cần thực hiện thường xuyên hơn, 1 tháng/lần vì máy phải hoạt động tần suất cao hơn trong môi trường nhiều bụi bẩn hơn.

Cách vệ sinh điều hòa

dieu-hoa-chi-co-gio-ma-khong-mat-phunutoday2

Điều hòa đa số tích bụi bẩn ở tấm lọc bụi, dàn lá nhôm, hộc thoát gió trên dàn lạnh. Với dàn nóng, bụi bẩn thường tích tụ ở quạt gió hoặc một số góc bên trong.

Việc vệ sinh điều hòa có thể thực hiện với nhiều cấp độ khác nhau. Nếu không bảo dưỡng điều hòa trong thời gian dài thì bạn vẫn cần gọi thợ chuyên nghiệp để xử lý tổng thể. Thợ sẽ dùng các dụng cụ như bơm tăng áp, xịt rửa dàn lá nhôm và các phụ kiện để làm sạch triệt để bụi bẩn. Nếu điều hòa được làm sạch thường xuyên thì bạn có thể tự tháo lưới lọc và dùng chổi quét, hút bụi ở các khe thoát gió. Các lỗi rò rỉ nước ở dàn lạnh, chậm làm mát đa phần đều do điều hòa để lâu không được vệ sinh. Để vệ sinh điều hòa, bạn hãy làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Ngắt hoàn toàn điện vào thiết bị bằng cách ngắt aptomat hoặc phích cắm điện của điều hòa để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh máy.

Bước 2: Mở nắp mặt trước của điều hòa và nhẹ nhàng rút tấm lưới lọc bụi ra bên ngoài. Thông thường, một dàn lành sẽ có 2 tấm lưới lọc bụi.

Bước 3: Dùng bàn chải và nước để vệ sinh lưới lọc. Chà nhẹ để không làm hỏng phần lưới lọc.

Điều hòa chỉ có gió mà không mát, cứ nhấn nút này là 'lạnh teo', không tốn tiền gọi thợ

Bước 4: Dùng khăn vải khô để thấm hết nước trên tấm lưới lọc, có thể để lưới lọc khô tự nhiên. Dùng bàn chải khô và khăn để lau bụi bám ở các chi tiết khác trong điều hòa.

Bước 5: Lắp tấm lưới lọc trở lại vị trí ban đầu.

Sau khi đã vệ sinh điều hòa sạch sẽ và chạy thử, nếu máy vẫn không mát thì bạn nên liên hệ với thợ sửa chữa để tìm nguyên nhân chính xác và có biện pháp khắc phục.