Bộ Nông nghiệp Mỹ ca ngợi quả thanh long: Người Việt ăn suốt nhưng chưa chắc đã biết

Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đăng tải một thông tin bất ngờ về thanh long, một loại quả phổ biến cũng là loại quả xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang nhiều thị trường quốc tế.

Ngày 18/3 vừa qua, trang fanpage chính thức trên facebook của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đăng tải một bài viết giới thiệu về quả thanh long, loại quả xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Đó là: “Dragon fruit, also called a pitaya, is a tropical fruit that is high in fiber and provides a good amount of vitamins & minerals”, có nghĩa là “Thanh long còn có tên gọi khác là pitaya, là một loại trái cây nhiệt đới giàu chất xơ và cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất tốt”.

Ngay lập tức, bài viết đã nhận được nhiều lời bình luận, chia sẻ và yêu thích từ chính người Mỹ.

Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 5 loại trái cây tươi, bao gồm thanh long, chôm chôm, nhãn, vải thiều và vú sữa. Trong đó, ấn tượng nhất là thanh long.

Theo Tổng cục Hải quan, nếu như trong năm 2008, mới chỉ có 100 tấn thanh long Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ, thì đến năm 2012, con số này đã tăng lên là 1.200 tấn. Trong những năm qua, lượng thanh long xuất khẩu sang thị trường khó tính này luôn theo xu hướng tăng lên.

Không chỉ người Mỹ mà người dân nhiều quốc gia trên thế giới rất thích ăn quả thanh long vì hương vị thơm ngọt, thanh mát. Không những thế, loại trái cây giá rẻ phổ biến này còn tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ chữa nhiều căn bệ.n.h.

Lợi ích dinh dưỡng của quả thanh long

Thanh long có nguồn gốc từ các nước Trung – Nam Mỹ, Mexico. Hiện nay, thanh long cũng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia…

Cây thanh long được coi như là một loại cây xương rồng màu xanh lá. Quả có màu hồng nhạt, thịt bên trong màu trắng hoặc đỏ, chứa nhiều hạt đen nhỏ.

Hãy cùng tìm hiểu tại sao thanh long được xem là một trong những “siêu trái cây” tốt nhất.

Theo Cơ sở dữ liệu thành phần thực phẩm Mỹ – USDA, 100 gram thanh long bao gồm: 60 calo, 1,2gr protein, 13gr carbs, 3gr chất xơ, cung cấp 10% hàm lượng magie nhu cầu hằng ngày (recommended daily intake, RDI) của người bình thường.

Ngoài ra, quả thanh long còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như hỗn hợp vitamin B, vitamin A và C cũng như canxi và sắt, theo USDA.

1. Chống oxy hóa

Thanh long cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào vì chứa rất nhiều vitamin C.

2. Ngăn ngừa UT

Ngoài vitamin C, quả thanh long còn chứa nhiều carotene, một chất có khả năng chống lại tế bào sản sinh UT bao gồm cả việc giảm khối u UT. Hơn nữa, lycopene – chất tạo màu đỏ cho loại quả này được chứng minh có tác dụng làm chậm nguy cơ mắc bệ.nh UT tuyến tiền liệ.t .

3. Tốt cho ti.m mạch

Một nghiên cứu đăng trên tờ Pharmacognosy Research năm 2010 cho thấy ăn nhiều thanh long sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệ.n.h ti.m mạch và ngăn ngừa b.ệ.nh cao huyết áp. Không những thế, thanh long còn là nguồn giàu chất béo bão hòa đơn tốt cho sức khỏe của ti.m mạch.

4. Bổ m.áu

Bởi vì thanh long chứa nhiều sắt, nguyên liệu cần thiết để cơ thể sản xuất hemoglobin (huyết sắc tố). Loại protein này có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về p.hổi.

5. Ngăn ngừa b.ệ.nh ti.ểu đư.ờng

Nhờ có lượng chất xơ cao, thanh long được đánh giá là loại quả dành cho cho những người mắc b.ệ.nh tiểu đường vì chất xơ có thể giúp ổn định lượng đường huyết trong m.á.u thể bằng cách triệt tiêu lượng đường dư thừa.

6. Cải thiện hệ tiêu hóa

Thanh long chứa nhiều chất xơ nên giúp cải thiện hoạt động của đường ru.ột vì chất xơ có thể dễ dàng hấp thụ qua đường tiêu hóa. Ăn nhiều thực phẩm này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các triệu chứng như tá.o b.ón và hội chứng ru.ột kíc.h thíc.h (IBS).

Mang thai ở tuổi 70, bà lão sinh đôi một trai, một gái

Sau ca mổ lấy thai, bà lão 70 tuổi ở Uganda hạ sinh một bé trai, một bé gái và trở thành một trong những bà mẹ lớn tuổi nhất thế giới.

Ngày 29/11, bà Safina Namukwaya sinh hai con tại Cơ sở Quốc tế Bệnh viện Phụ nữ ở Thủ đô Kampala của Uganda. Bà mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo với trứng của một người hiến tặng và tinh trùng của bạn trai.

Cặp song sinh chào đời sớm ở tuần thai thứ 31 và phải nuôi trong lồng kính, tuy nhiên hiện sức khỏe của hai bé đều tốt.

Mang thai ở tuổi 70, bà lão sinh đôi một trai, một gái - Ảnh 1.

Bà lão 70 tuổi và hạ sinh thành công cặp song sinh một trai, một gái vào ngày 29/11.

Namukwaya là người phụ nữ lớn tuổi nhất sinh con tại bệnh viện Kampala, nơi chuyên giúp đỡ các cặp vợ chồng gặp khó khăn về khả năng sinh sản. Sau khi vượt cạn, sức khỏe của bà Safina ổn định, bà có thể nói chuyện và đi lại.

Ba năm trước, vào năm 2020, bà Safina Namukwaya sinh hạ một bé gái nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Đây là đứa con đầu lòng của bà. Namukwaya cho biết, trước đó, bà từng bị mọi người xung quanh gọi là “người phụ nữ bị nguyền rủa” vì không thể mang thai.

Chồng Namukwaya qua đời năm 1992 khiến bà không có con. Bà gặp người đàn ông hiện tại vào năm 1996.

Đây không phải là lần đầu tiên một phụ nữ cao tuổi mang thai và sinh nở thành công. Năm 2019, một phụ nữ 73 tuổi ở miền nam Ấn Độ sinh đôi hai bé gái nhờ thụ tinh trong ống nghiệm.

Nguồn: NYPost