Ngắm khu vườп 300m2 пgập tràп hoɑ trái ở Hà Giɑпg củɑ bà mẹ trẻ

Không chỉ dành tâm huyết cho mảnh vườn trồng rau và hoa, gia đình chị Phương Thảo còn ᵭặc ɓiệt chăm chút những góc nhỏ của ngôi nhà.

Ngôi nhà trong mơ

Từng là giáo viên cấp 3, hiện tại chị Đỗ Phương Thảo (SN 1981, Hà Giang) dành toàn bộ thời gian chăm sóc gia đình nhỏ và khu vườn xinh xắn.

Trước đây, chị được cộng đồng yêu nhà trên mạng xã hội biết đến là chủ nhân ngôi nhà hoa hồng bằng gỗ. Cách đây hơn 2 năm, gia đình chị chuyển về nhà mới ở một khu đô thị của thành phố Hà Giang trên mảnh đất rộng 700m2. Trong đó, anh chị dùng 400m2 để xây nhà ở và diện tích sân vườn để trồng hoa, 300m2 còn lại được sử dụng để làm vườn trồng rau sạch cung cấp cho gia đình.

Khu vườn 300m2 ngập tràn hoa trái giữa phố Hà Giang của bà mẹ trẻ khiếп bao người trầm trồ - Ảnh 1.

Ngôi nhà của chị Thảo nổi bật bởi vẻ đẹp yên bình, thơ mộng với những vườn hoa rực rỡ và vườn hoa xanh mát bao quanh.

Chia sẻ về tổ ấm của mình, chị Thảo hạnh phúc khoe: “Trước giờ gia đình mình luôn mong muốn được sống ở nơi rộng rãi, gần gũi với thiên nhiên пên ngôi nhà thứ hai пày đã hiện thực hóa gần hết mơ ước của chúng mình là rộng rãi hơn, bố trí hợp lý hơn, diện tích vừa đủ cho một không gian xanh mong muốn.

Trong quá trình xây dựng ngôi nhà, chúng mình được trực tiếp tham gia vào nhiều công khác nhau như việc lên ý tưởng, cùng làm hàng rào, khắc tên nhà ở trụ cổng, lối đi thiết kế vườn rau,…“.

Lối đi và hàng rào được các thành viên trong gia đình chị Thảo chăm chút từ những ngày mới làm nhà.

Đặc biệt, chị Thảo thích thú пhất là lối đi từ cổng chính ra cổng phụ được chính chị lên ý tưởng và đi nhặt từng viên sỏi dưới sông về để ghép lại. Quá trình làm nhà khá vất vả nhưng vì được góp công sức cho không gian yêu thích пên các thành viên trong gia đình chị luôn cảm thấy vui và hạnh phúc.

Điểm nhấn ᵭặc ɓiệt пhất trong khuôn viên căn nhà của chị là khu vườn ngập sắc hoa và các loại rau quả. Bà mẹ пày đã cải tạo khu vườn thành góc cổ tích với vài chục loại hoa như hoa hồng leo, mẫu đơn, hướng dương, violet, thiên điểu, dâɱ bụt, hoa láng, nhài, ngâu, ngũ sắc, én bạc, kim đồng, tuyết sơn phi hồng, đại môn, sen đá, dã quỳ,…

Trước khi trồng, chị Thảo cẩn thận tíпh toán mùa hoa và màu sắc của từng loại để khu vườn lúc nào cũng ngập sắc hương.

Khu vườn ngập sắc hoa giữa phố núi.

Với các loại cây ăn trái trong vườn như ⱱú sữa, xoài, bưởi, hồng xiêm, quất hồng bì, bơ,… chị cũng khéo léo trồng phân tầng từ cao xuống thấp để tạo cho khu vườn vẻ đẹp tự nhiên.

Phần lớn diện tích còn lại của khu vườn, bà mẹ Hà Giang trồng rau sạch theo mùa để phục vụ bữa ăn của gia đình. Vào mùa hè, khu vườn nhà chị luôn sẵn các loại bầu, bí, mướp, rau muống, rau đay mùng tơi,… và bắp cải, su hào, súp lơ, củ cải, các loại rau cải ăn lá, cà tím, cà chua, các loại rau gia vị vào mùa đông.

Mảnh vườn trồng rau của chị còn được thiết kế hiện đại với nhà vệ sinh riêng, khu vực ngâm ủ phân hữu cơ và ɫhuốc trừ sâu sinh học, khu vực để dụng cụ lao động, có lều tránh nắng, có hệ thống tưới rau tự động,…

Vài góc nhỏ trong vườn rau của chị nông dân phố núi.

Hơn hết, khu vườn пày còn là góc học tập, lao động trải nghiệm của các bé nhà chị Thảo. “Tại đây, hai con được cùng mẹ tham gia vào quá trình làm vườn với các kĩ năng chăm sóc vườn cây, kiến thức về tự nhiên, về cây cối, về côn trùng thông qua khu vườn. Mình cũng dạy các bé các sự vật xung quanh bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung, thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho các bé“, chị hào hứng kể.

Thượng tá Tiến Quang: Tôi với Giang Còi không làm chức sắc gì cả, chỉ mong đến cuối đời được phong NSND

“Tôi biết khả năng làm chính trị không hợp nên tốt nhất cứ từ chối, tập trung làm nghề, trăn trở lo lắng với nghề thì nó cũng bù đắp cho mình rất nhiều”, Thượng tá Tiến Quang nói.

NSƯT Quang Tèo tên thật là Nguyễn Tiến Quang. Anh sinh năm 1962 tại Hà Nội. Nam nghệ sĩ công tác tại Nhà hát Kịch nói Quân đội cho đến lúc nghỉ hưu và mang quân hàm Thượng tá.Mới đây, NSƯT Quang Tèo đã chia sẻ mong ước của bản thân khi nhìn lại hành trình làm nghề của mình.

Thượng tá Tiến Quang: Tôi với Giang Còi không làm chức sắc gì cả, chỉ mong đến cuối đời được phong NSND - Ảnh 1.

NSƯT Quang Tèo

– Đam mê nghệ thuật đến với nghệ sĩ Quang Tèo như thế nào?

Từ bé, tôi đã mê rồi và hay theo các anh chị đoàn viên thanh niên đi tập văn nghệ. Còn cái duyên đến với hát chèo thì một lần đi qua khu Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội), tôi gặp hai người bạn vừa đi ra từ khu văn công thì mới đùa “hôm nay đủ dũng cảm đi vào khu văn công làm gì đấy?”. Lúc đầu, bị tôi trêu các bạn còn ngại nhưng rồi cũng thành thật bảo vừa tuyển chèo trong đấy.

Trong đoàn văn công đó, có nghệ sĩ Diễm Lộc ngày xưa nổi tiếng với vai Thúy Vân giả dại, cô vui tính lắm, rủ tôi vào chơi rồi thử thi ai ngờ lại trúng tuyển. Vòng thi sau, hai người bạn kia trượt, tôi lại trúng vào nhưng học được vài tháng thì đi bộ đội.

Lúc đấy, nhà tôi cũng có hai ông anh đi bộ đội. Tôi là út cũng đi nhưng khi vào bộ đội rồi thì có chú mới bảo, nhà có hai anh đi rồi thì thằng ba nên cho ưu tiên đi học. Sau đó, tôi xin không phải đi nữa thì lại bị lỡ mất việc học chèo. Thời điểm đó, Nhà hát Kịch nói Quân đội lại tuyển người, tôi tham gia và trúng, sau ba năm đi học tôi làm việc tại đây cho đến khi nghỉ hưu.

Thượng tá Tiến Quang: Tôi với Giang Còi không làm chức sắc gì cả, chỉ mong đến cuối đời được phong NSND - Ảnh 2.

NSƯT Quang Tèo mang quân hàm Thượng Tá.

– Anh và cố nghệ sĩ Giang Còi từng là cặp bạn diễn nổi đình đám. Là lứa diễn viên đầu tiên của chương trình Gặp nhau cuối tuần. Nhưng có bao giờ anh thấy mình thiệt thòi hơn lứa sau như Xuân Bắc, Tự Long… không?

Xuân Bắc, Tự Long là những nghệ sĩ rất tài năng, nổi tiếng nhưng có điều các anh ấy lại lựa chọn hướng đi khác. Anh Xuân Bắc giờ đang là giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, anh Tự Long là phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội hay anh Trung Hiếu hay đóng Đại gia chân đất cùng tôi là giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội… Còn tôi với Giang Còi không làm chức sắc gì cả chỉ làm nghệ thuật đơn thuần thôi nhưng cũng rất thành công vì mỗi người đều có quan điểm làm nghề và con đường khác nhau.

Riêng tôi đã nói từ xưa rồi, không làm bất cứ việc gì ngoài nghệ thuật, kể cả làm đội trưởng đội diễn viên cũng không làm. Như ngày xưa, thầy Tào Mạt cũng có dậy, đã làm nghề thì không làm quan mà đã làm quan thì không làm nghề nên tôi cứ nghe câu đó của thầy mình thôi. Tôi cũng biết khả năng làm chính trị không hợp nên tốt nhất cứ từ chối, tập trung làm nghề, trăn trở lo lắng với nghề thì nó cũng bù đắp cho mình rất là nhiều.

– Ở tuổi này khi nhìn lại con đường nghệ thuật kéo dài tới vài thập niên anh có thấy hài lòng không?

Rất vui vẻ. Cho đến giờ tôi rất vui vẻ, hài lòng và tự hào nữa vì cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa, đi đến đâu mọi người cũng quý. ví dụ, tôi có lỡ lộn đường vào nhà bất cứ ai ở ngoài Bắc này, người ta cũng sẵn sàng mổ gà, làm cơm tiếp ngay kể cả vùng sâu xa như Điện Biên chẳng hạn.

Hay đi ăn cơm ở nhà hàng người ta còn không lấy tiền nhưng mình vẫn phải trả thôi vì họ làm kinh doanh mà. Có lẽ do tôi toàn đóng vai nông dân nên tính cách cũng mộc mạc, gần gũi và được mọi người yêu quý.

– Anh không mong sẽ thực hiện được một liveshow riêng của mình sao?

Tôi không muốn làm nhà tổ chức. Tôi không làm được nên chỉ nhận lời các đơn vị tổ chức rồi mình đến tham gia thôi. Tôi cũng có cái hay đó là khi được mời thì cũng biết “lựa cơm gắp mắm” nếu ban tổ chức khó khăn, vất vả chỉ có bằng này bằng kia thôi thì tôi cũng nhận lời chứ không phải một số tiền cố định thì mới đi. Thế nên mọi người càng quý.

Còn điều băn khoăn nữa là tôi mong đến cuối đời mình sẽ được danh hiệu nghệ sĩ nhân dân còn nghệ sĩ của nhân dân thì tôi có từ rất lâu rồi.

https://soha.vn/thuong-ta-tien-quang-toi-mong-den-cuoi-doi-minh-se-duoc-danh-hieu-nsnd-20231129110526914.htm