Câu chuyện phía sau hình ảnh chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng ở Hà Nội: Đã hiến máu và tiểu cầu hơn 100 lần

Nhận thấy đường tắc, xe cứu thương gặp khó khăn trong việc chở người bệnh chuyển vào bệnh viện, tài xế Nguyễn Văn Thanh đã không ngần ngại xuống đường, hỗ trợ CSGT điều tiết giao thông.

Đường Trường Chinh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) không còn xa lạ với tên gọi “con đường đau khổ”, hoặc “điểm đen giao thông” của Thủ đô nhiều năm nay. Mỗi khi di chuyển qua tuyến đường này, người dân không khỏi “ám ảnh” bởi khói bụi, tắc đường và ngột ngạt, bất kể trời mưa hay nắng.

Những năm gần đây, sau khi có dự án đường vành đai 2 trên cao, tình trạng ùn tắc giao thông đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm vẫn còn một số nơi xảy ra tình trạng ùn tắc như khu vực Ngã Tư Sở, ngã tư Lê Trọng Tấn – Tôn Thất Tùng – Trường Trinh… do lượng phương tiện giao thông quá lớn.

Mới đây, trong một lần di chuyển qua ngã tư Lê Trọng Tấn – Tôn Thất Tùng – Trường Trinh vào giờ cao điểm, một tài xế xe ôm công nghệ đã lao xuống đường, hỗ trợ CSGT điều tiết dòng người đang chen nhau. Thi thoảng, anh lại cúi gập người xuống như gửi một lời xin lỗi vì đã làm phiền người đi đường.

 Câu chuyện phía sau hình ảnh chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng ở Hà Nội: Đã hiến máu và tiểu cầu hơn 100 lần - Ảnh 1.

Thời điểm đường Trường Chinh bị ùn tắc tại ngã tư Lê Trọng Tấn – Tôn Thất Tùng

Đó là chàng trai Nguyễn Văn Thanh (26 tuổi, ở Thanh Lâm, Mê Linh, Hà Nội). Chia sẻ về quyết định táo bạo này, Thanh cho biết, lúc đó anh đang đi giao hàng cho khách, khi đến ngã tư này thấy đường tắc và nghe thấy rất nhiều tiếng còi của xe cứu thương nên anh đã dừng xe, xuống đường.

“Tôi rất bất ngờ khi hình ảnh của mình được chia sẻ rộng rãi trên MXH. Mới đầu, có nhiều bạn bè còn tag tên tôi trên Facebook, tôi nghĩ, mình đã góp được chút gì đó để Thủ đô Hà Nội trở nên xinh đẹp hơn.

Có 2 lý do khiến tôi đưa ra quyết định nhanh chóng. Một là đường tắc, muốn tiến lên cũng không di chuyển được. Hai là có nhiều tiếng còi của xe cứu thương muốn vào đường Tôn Thất Tùng nhưng đoạn đường này đã bị tắc cả 2 chiều và anh CSGT không thể điều tiết hết được giao thông hỗn loạn lúc đó nên tôi đã dừng xe, xin mọi người nhường đường”, Thanh nói.

 Câu chuyện phía sau hình ảnh chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng ở Hà Nội: Đã hiến máu và tiểu cầu hơn 100 lần - Ảnh 2.

Chàng thanh niên dừng xe, hỗ trợ điều tiết giao thông

 Câu chuyện phía sau hình ảnh chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng ở Hà Nội: Đã hiến máu và tiểu cầu hơn 100 lần - Ảnh 3.

Thi thoảng, Thanh lại cúi xuống như một hành động xin lỗi người đi đường vì đã làm phiền

Tài xế 26 tuổi cũng cho biết thêm, lúc đó bản thân chỉ muốn làm sao để giao thông thuận lợi nhất, làm sao để xe cứu thương đưa người bệnh vào Bệnh viện Đại học Y được nhanh nhất.

“Trong khoảng hơn 1 tiếng đứng hỗ trợ điều tiết giao thông, tôi nhận được rất nhiều ý kiến khen, chê. Tuy nhiên, điều đó cũng không quan trọng vì hành động này xuất phát từ trong tâm mình”, Thanh tâm sự.

Được biết, trước đây Nguyễn Văn Thanh cũng là chàng trai được biết đến là người thường xuyên tham gia hiến máu tại Viện huyết học Truyền máu Trung Ương. Tính từ năm 2014 đến nay, Thanh đã hiến máu, tiểu cầu 104 lần.

Có thể nhiều người cho rằng chàng thanh niên này thật là “không bình thường”. Nhưng với Thanh, hành động giản dị và tử tế hoàn toàn xuất phát từ trái tim, là hành động tự nhiên khi ở trong tình huống đó. Thanh tình nguyện hy sinh thời gian, công sức của mình để đóng góp những điều tích cực cho cộng đồng.

Dưới đây là một số hình ảnh khác về chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng giữa nắng nóng:

 Câu chuyện phía sau hình ảnh chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng ở Hà Nội: Đã hiến máu và tiểu cầu hơn 100 lần - Ảnh 4. Câu chuyện phía sau hình ảnh chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng ở Hà Nội: Đã hiến máu và tiểu cầu hơn 100 lần - Ảnh 5. Câu chuyện phía sau hình ảnh chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng ở Hà Nội: Đã hiến máu và tiểu cầu hơn 100 lần - Ảnh 6.  Câu chuyện phía sau hình ảnh chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng ở Hà Nội: Đã hiến máu và tiểu cầu hơn 100 lần - Ảnh 7.  Câu chuyện phía sau hình ảnh chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng ở Hà Nội: Đã hiến máu và tiểu cầu hơn 100 lần - Ảnh 8.  Câu chuyện phía sau hình ảnh chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng ở Hà Nội: Đã hiến máu và tiểu cầu hơn 100 lần - Ảnh 9.  Câu chuyện phía sau hình ảnh chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng ở Hà Nội: Đã hiến máu và tiểu cầu hơn 100 lần - Ảnh 10.  Câu chuyện phía sau hình ảnh chàng tài xế xe ôm công nghệ giúp CSGT phân luồng ở Hà Nội: Đã hiến máu và tiểu cầu hơn 100 lần - Ảnh 11.

Ông bà ta dặn: “Thịt lợn không mua thịt cổ, mua cá không mua cá diếc”, vì sao không nên làm điều ngược lại?

Người xưa khuyên con cháu không mua thịt cổ, không mua cá diếc vì đây là những loại thực phẩm không ngon.

Có một câu ngạn ngữ cổ xưa mà mọi người thường truyền tai nhau: “Không nghe lời người già, chịu thiệt ở trước mắt.” Đồng thời, câu ngạn ngữ khác cũng nói: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ,” nhấn mạnh ý nghĩa rằng sự hướng dẫn và lời khuyên của những người có kinh nghiệm thường mang lại giá trị lâu dài và đáng tin cậy. Trong khi đi chợ mua thực phẩm, cũng có lời khuyên quen thuộc: “Mua thịt đừng chọn thịt cổ, mua cá đừng chọn cá diếc.”

Các bà bảo nhau: 'Thịt lợn không mua thịt cổ, mua cá không lấy cá diếc', rẻ cũng đừng tham

Mua thịt không mua phần cổ

Câu ngạn ngữ “Chặt thịt không chặt đầu” đã tồn tại từ thời xa xưa với mục đích cụ thể. Trên thực tế, việc tiêu thụ cổ heo không chỉ đưa vào cơ thể lượng chất béo cao, gây tăng cân đột ngột, mà còn có thể gây ra những vấn đề về tim mạch và mạch máu não.

Cổ heo còn chứa nhiều hạch bạch huyết, hệ thống giúp lọc và bắt giữ vi sinh vật lạ, tế bào viêm, và chất độc. Việc tiếp tục tiêu thụ cổ heo thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

phan-thit-o-lon-duoc-cho-cung-phai-vut-di-an-vao-doan-tho-hinh-2

Thịt cổ heo chứa đựng hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hoàn toàn trong quá trình chế biến, dẫn đến việc cơ thể tiếp tục hấp thụ lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn. Điều này có thể gây ngộ độc hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Trong quá trình giết mổ heo, tiết chảy ra nhiều và chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy, cần phải thận trọng khi tiêu thụ, vì điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Mua cá không mua cá diếc

Cá diếc, một loại cá nước ngọt được ưa chuộng, nổi tiếng với thịt mềm, thơm ngọt, nhưng cũng chứa nhiều xương dăm, là không phù hợp cho trẻ nhỏ vì có thể gây nguy hiểm khi bị mắc kẹt trong cổ họng.

Đặc điểm này đã tạo ra nguyên tắc “mua cá không mua cá diếc” trong truyền thống. Mặc dù cá diếc có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng trong quá khứ, khi điều kiện sống khó khăn, người dân thường ưu tiên mua cá có nhiều thịt để tiết kiệm chi phí. Với loại cá như cá diếc, ít thịt và nhiều xương, việc mua được coi là lãng phí.

1913836_ca_diec_o_xa_duong_huy_tp_cam_pha_thuong_co_nhieu_vao_tam_thang_9_12_hang_nam_10070116

Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi mọi người có điều kiện sống tốt hơn và quan tâm đến dinh dưỡng và sức khỏe, họ có thể lựa chọn mua cá diếc để chế biến thành canh. Canh cá diếc không chỉ mang lại dưỡng chất mà còn có tác dụng tích cực đối với âm bổ thận, là một lựa chọn có lợi cho sức khỏe toàn diện.