Mẹo chọn nấm tươi ngon, không tẩm hóa chất đảm bảo an toàn

 

Nấm là nguyên liệu được dùng nhiều trong các món ăn. Tuy nhiên bạn cần biết cách lựa chọn để đảm bảo không mua phải nấm độc, nấm tẩm hóa chất.

Mẹo chọn nấm tươi ngon, không tẩm hóa chất đảm bảo an toàn

Cách chọn nấm khô ngon, an toàn

Nấm khô thường được dùng trong các món ăn như bún chay, bún trộn, canh gà, canh xương,… Nấm khô dự trữ được lâu nên được nhiều người lựa chọn. Khi mua nấm khô bạn nên chọn loại chắc, không đứt gãy, màu sáng, không có vết mốc màu trắng.

Mộc nhĩ cũng là một trong những loại nấm khô rất được ưa chuộng. Khi chọn mộc nhĩ bạn nên chọn loại tai to, cánh dày, gốc ít tai nấm con. Mặt trên nấm có màu hổ phách sậm, hơi bóng, mặt dưới có màu cà phê sữa, xem xét nấm có bị mốc trắng hay không. Không nên chọn mộc nhĩ đen vì loại này ít giòn, sau khi ngâm nước ấm dễ bị nhũn nát.

Mẹo chọn nấm tươi ngon, không tẩm hóa chất đảm bảo an toàn ảnh 1

Cách chọn nấm tươi ngon, không hóa chất

Nấm tươi có độ tươi giòn, ngọt thanh và giàu chất dinh dưỡng. Khi chọn nấm tươi bạn nên chọn loại có màu sắc tươi mới, mùi thơm hấp dẫn. Không nên chọn nấm đã bị dập nát, có mùi ôi.

Nếu cắt nấm thấy rỉ ra chất trắng sữa thì là nấm độc không được mua.

Nấm sạch thường có mùi đặc trưng, màu trắng ngà ngà chứ không ngai ngái, có mùi lạ, hình thức đồng đều, trắng tinh.

Ngoài ra khi ăn nấm sạch sẽ có vị thơm ngon, còn nấm ủ không có vị ngọt, có thoảng mùi hóa chất.

Mẹo chọn nấm hương

Nấm hương được mệnh danh là vua của các loài nấm. Vào mỗi dịp tết, trong bát canh măng, bát miến không thể thiếu nấm hương. Loại nấm này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và có mùi thơm đặc trưng. Khi chọn nấm hương bạn nên chọn nấm có cánh vừa phải, cúp chặt, màu hơi vàng nâu. Không chọn nấm màu nâu đậm vì có thể là nấm mốc.

Mẹo chọn nấm tươi ngon, không tẩm hóa chất đảm bảo an toàn ảnh 2

Mẹo chọn nấm rơm

Nấm rơm ngon thường có hình tròn, vẫn còn búp, chưa nở, bóp nhẹ vẫn thấy hơi cứng. Chọn loại màu đen sẽ ngon hơn loại màu trắng. Vì nấm rơm có thời gian bảo quản ngắn nên dễ bị ủ hóa chất nhất.

Nấm rơm để lâu sẽ có mùi mốc, bạn có thể xử lý bằng cách cạo sạch nấm và cho vào thau nước muỗi loãng pha sẵn, ngâm trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo.

Mẹo chọn nấm bào ngư

Mặc dù nấm bào ngư không ngon bằng những loại nấm khác nhưng vẫn có độ giòn, dai và nhiều chất dinh dưỡng. Muốn chọn nấm bào ngư ngon bạn chọn loại nấm thân to, dai, cứng.

Lòng lợn là món ngon nhưng có 4 nhóm người tuyệt đối không được động đũa

Lòng lợn là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên ăn món này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Top 12 Quán Lòng Lợn Ngon Ở Sài Gòn Ngon Hết Sẩy, 10 Quán Cháo Lòng Ở Sài Gòn Ăn Bao Ngon

Những người không nên ăn lòng lợn

– Người bị cảm, mệt mỏi

Các món từ nội tạng lợn thường chứa nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Vì thế, người đang mệt mỏi, bị cảm không nên ăn các món như cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu. Ngoài ra, nội tạng lợn không được sơ chế đúng cách có thể chứa nhiều mầm bệnh có thể lây sang người ăn.

– Người có tiêu hóa kém

Ruột của động vật có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn khác gây ra bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Người có đường tiêu hóa kém ăn phải các món làm từ lòng lợn nhưng không nấu chín kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn chéo sang các loại thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì rất dễ bị các bệnh nguy hiểm như nhiễm ký sinh trùng sán dây, sán chó, giun xoắn, lao, than, lợn đóng dấu… Các bệnh này gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.

– Người thừa cân, béo phì, mắc bệnh tim mạch

Nội tạng động vật chứa nhiều đạm nhưng cũng có rất nhiều chất béo. Đặc biệt, hàm lượng cholesterol trong loại thực phẩm này rất cao.

Người thừa cân, béo phì, người cao tuổi, người mắc bệnh chuyển hóa, xơ vữa động mạch, tiểu đường, gout… cần kiêng tuyệt đối các món chế biến từ nội tạng động vật.

– Phụ nữ mang thai

Các loại nội tạng động vật rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus, giun, sán (đặc biệt là nội tạng động vật không rõ nguồn gốc) có thể lây bệnh cho con người.

Lợn nhiễm cầu khuẩn Streptococcus suis (kể cả lợn đã phát bệnh hay lợn mang trùng nhưng chưa có biểu hiện bệnh) trong máu, lòng, ruột và các nội tạng khác đều chứa một lượng vi khuẩn lớn có thể lây bệnh sang cho con người, đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi.

Một số lưu ý khi ăn lòng lợn

nguoi-khong-nen-an-long-lon-02

Dù bạn không thuộc nhóm những người phải hạn chế ăn lòng lợn và các loại nội tạng động vật thì cũng cần chú ý một số điều khi ăn loại thực phẩm này.

Theo các chuyên gia, người trưởng thành chỉ nên ăn lòng lợn từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn 50-70 gram. Trẻ nhỏ chỉ ăn lòng 30-50 gram mỗi lần và ăn không quá 2 lần/tuần.

Lòng lợn cần được làm sạch sẽ, nấu chín kỹ để tránh gây hại cho sức khỏe.

Nên hạn chế ăn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, chưa chế biến kỹ. Ngay cả khi đã nấu chín và không sử dụng hết, phần thực phẩm còn thừa cần được bỏ đi. Nội tạng động vật để qua đêm rất dễ nhiễm khuẩn trở lại và gây ngộ độc cho người sử dụng.