Làm chủ tòa báo lớn nhưng người đàn ông vẫn tự nhận không có nhà để về: Tiền nào cho đủ mua lại mái đầu mẹ cha?

 

Mải mê làm giàu, vật lộn kiếm kế sinh nhai, đến khi tôi vội ngoảnh đầu nhìn lại, trong nhà đã không còn bóng dáng mẹ cha trông ngóng.

Làm chủ tòa báo lớn nhưng người đàn ông vẫn tự nhận "không có nhà để về": Tiền nào cho đủ mua lại "mái đầu" mẹ cha?

Nhiều người với tâm lý “an cư lạc nghiệp” nên luôn muốn sở hữu một căn nhà cho riêng mình. Ai cũng phấn đấu kiếm tiền tậu bằng được ngôi nhà mơ ước. Có người vay nợ để mua rồi ráng làm lụng kiếm tiền trả dần. Tuy nhiên, ngôi nhà ấy liệu có thực sự là “nhà”, là nơi chúng ta trở về thư giãn sau những ngày dài mệt mỏi, là nơi có bàn tay ấm áp luôn sẵn sàng giang rộng để ôm ta vào lòng, che chở mọi bão giông?

Công thành danh toại nhưng một người đàn ông làm chủ tòa báo lớn vẫn tự nhận mình là người “không nhà để về”. Cho dù thu nhập hàng chục triệu mỗi tháng, sở hữu đến mấy căn hộ từ to đến nhỏ khắp thành phố, ông vẫn cảm thấy trống trải, không tìm được một tổ ấm thực sự để dừng chân. Sự yên bình thực sự đã mất đi trong ngày người thân duy nhất của ông là mẹ qua đời. Bận rộn lo toan cho sự nghiệp, vô tâm với ai cũng được, chỉ đến khi nhận ra từng vô tâm với bố mẹ, đó mới là điều nặng lòng nhất với mọi đứa con. Chưa kịp nói ba tiếng ‘Con xin lỗi’ thì mẹ đã ra đi mãi mãi, ông đành viết lại 10 điều chôn sâu trong lòng bấy lâu nay.

1. Nuôi dạy con nên người mà không cần báo đáp

Hết những năm tháng bộn bề vất vả thì mẹ đã già, những ngày lành còn chưa kịp hưởng thì mẹ đã ra đi. Đây chính là người mẹ số khổ của con. Khi mẹ còn khỏe mạnh, con rong ruổi khắp nơi mà chẳng về nhà. Khi mẹ đi rồi, con chẳng còn nhà mà về nữa. Đây là đứa con bất hiếu của mẹ.

2. Gặp nhau rồi ly biệt mãi mãi

Khi mẹ sinh con ra đời, khoảnh khắc cắt đứt cuống rốn máu thịt cho con chính là giây phút bi tráng nhất sinh mệnh. Khi mẹ con lên trời, khoảnh khắc cuống rốn tình cảm đứt lìa lại là giây phút bi ai nhất cuộc sống.

3. Tình yêu không bình đẳng

Mẹ cho con nhiều đến mấy vẫn cảm thấy chưa đủ. Con cho mẹ một chút thời gian và vài con số 0 trong thẻ ngân hàng thì luôn lầm tưởng đó là cả kho báu.

4. Trống rỗng

Làm chủ tòa báo lớn nhưng người đàn ông vẫn tự nhận "không có nhà để về": Tiền nào cho đủ mua lại "mái đầu" mẹ cha? ảnh 1

Khi còn mẹ, con những tưởng đó là gánh nặng cuộc đời. Đến khi mất mẹ rồi mới biết, con lạc lõng như kẻ không nhà để về. Đã không còn ai gọi con bằng những cái tên thuở nhỏ, không còn ai mắng con vì những điều lặt vặt trong cuộc sống, không còn ai hối thúc về nhà nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ… Chẳng còn gì ngoài sự trống rỗng và cô đơn.

5. Sự vinh quang

Ngày trẻ ham hư vinh, con chưa từng tự hào vì cha mẹ mình, chưa bao giờ vinh quang khi nghe tiếng “con trai của bà A ông B”… Sợ rằng kiếp sau con chẳng còn đủ phúc phận để tiếp tục tới làm phiền hai người nữa rồi.

6. Nhà

Ngày nào còn mẹ ở đó, quê hương còn là nhà con. Ngày mà mẹ đi rồi, quê hương cũng chỉ còn là cố hương để con nhớ tới. Nhớ ngày càng nhiều, nhưng lần về lại ngày càng ít… Nơi đó đã không còn người mà lòng con khao khát muốn gặp lại.

7. Chỗ dựa

Nhớ ngày con còn nhỏ, tay mẹ chính là điểm tựa vững vàng nhất dạy con tập đứng, tập đi rồi cất bước chạy. Khi con lớn lên rồi, vai mẹ chính là chỗ dựa để con học cách trưởng thành từng chút một. Đến lúc con rời nhà, sự chờ đợi của mẹ là điểm tựa cùng con đi qua mưa gió. Đến khi con về nhà, nụ cười của mẹ là chỗ dựa an ủi nỗi nhớ da diết trong con. Mẹ đi rồi, con biết tìm đâu chỗ dựa khác để ỷ lại cả đời này?

8. Thay đổi

Làm chủ tòa báo lớn nhưng người đàn ông vẫn tự nhận "không có nhà để về": Tiền nào cho đủ mua lại "mái đầu" mẹ cha? ảnh 2

Từ ngày mẹ mất, dường như thế giới của con đã thay đổi, trái tim con cũng đã đổi thay. Con trở thành một đứa trẻ không có mẹ, yếu đuối như bụi cỏ không thể bén rễ. Nếu ví tình yêu của mẹ bao la như trời biển thì trời của con đã sụp, biển của con cũng cạn khô.

9. Mọi thứ đều không còn quan trọng

Đôi khi con tự hỏi mình, ngay cả vui cũng không nhận ra thì làm sao biết bản thân đang buồn? Đến vui buồn cũng không biết thì còn màng gì sinh tử? Ngay cả sinh tử cũng không để ý thì tiền bạc công danh còn quan trọng không?

10. Tình yêu

Sinh ra từ máu thịt, lớn lên trong bao nước mắt lo lắng của mẹ, đến lúc nhận ra một chữ “hiếu” nặng nề đến nỗi báo đáp cả đời không nổi. Con cũng hiểu thế nào mới là tình yêu vô điều kiện, chỉ biết cho đi mà không cần báo đáp.

Nếu còn có cơ hội, hãy gọi cho cha mẹ và nói “Con yêu người!” ngay đi trước khi quá muộn. Đừng khó xử, đừng ngại ngùng, thời gian không đủ kiên nhẫn để chờ đợi chúng ta. Nếu đã yêu thì lớn tiếng nói ra, đừng như tôi, đến lúc mất đi rồi mới hiểu cách quý trọng!

Vì sao xe bồn chở xăng, dầu lại treo một sợi xích sắt dài phía sau? Lý do thực sự liên quan đến t.íпh m.ạпg của tài xế khiến ai cũпg r.ùпg m.ình

Nhiều người không hiểu nước mui là gì hay dây cao su, sợi xích buộc thêm trên xe để làm gì.

Nước mui xe tải

Theo các tài xế xe tải lâu năm, nước mui thường gắn trên đầu xe chủ yếu dự trữ nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Bên cạnh đó, để hỗ trợ giảm nhiệt cho động cơ, nước này được xả xuống két nước.

Hiện nay, nước mui không còn đặt ở đầu xe như trước mà ở bên hông xe. 

Hiện nay, nước mui không còn đặt ở đầu xe như trước mà ở bên hông xe.

Xe chở hàng tải trọng lớn, đi đường dài và hay leo dốc khiến động cơ, lốp, má phanh nóng lên rất nhanh. Vì thế, nước mui được nối xuống các vị trí này để giải nhiệt, hạn chế hiện tượng trơ phanh, nổ lốp.

Khi kỹ thuật động cơ và làm mát chưa phát triển, nước mui xe thường đặt trên đầu xe với mục đích tận dụng áp lực nước từ trên cao. Hiện nay các bình nước gắn bên hông hoặc các vị trí bánh xe và xả trực tiếp vào la-zăng, lốp.

Sợi xích ở xe bồn chở nhiên liệu

Xe bồn chở nhiên liệu gắn dây xích kéo lê trên mặt đường. 

Xe bồn chở nhiên liệu gắn dây xích kéo lê trên mặt đường.

Xe bồn chở nhiên liệu như xăng, khí gas chạy trên đường có thể bị nhiễm tĩnh điện vì khung, bồn ma sát với không khí khô và sinh ra tia lửa điện. Vì thế, sợi xích gắn trên xe và thả trên mặt đất với mục đích dẫn các hạt tĩnh điện xuống đất, tránh tạo ra nguồn kích gây cháy nổ.

Dây cao su ở lốp xe

Dây cao su ở lốp xe tải. 

Dây cao su ở lốp xe tải.

Đặc thù vận chuyển hàng hóa và thường xuyên chở hàng đi đường dài, các tài xế gắn dây cao su tự chế thành chùm ở các bánh xe để làm sạch bụi, bùn đất để CSGT dễ kiểm soát khi nhìn vào thông số kỹ thuật lốp. Bên cạnh đó là giảm thời gian rửa lốp sau này.

Cầu đơn và cầu kép

Cẩu giả có thể nâng lên hạ xuống ở xe tải. 

Cẩu giả có thể nâng lên hạ xuống ở xe tải.

Xe chở hàng tải trọng lớn thường dùng cầu kép (một hoặc hai bánh liền kề trước-sau) để phân bổ lực và bám đường tốt hơn. Nhiều xe tải hiện nay còn có cầu “giả” có thể nâng lên, hạ xuống tùy vào tải trọng xe nặng hay nhẹ. Khi xe chạy với tải trọng nhẹ, tài xế không cần dùng đến cầu kép để tránh hao mòn lốp, tiết kiệm nhiên liệu.