Người mẹ sắp qua đời ở viện dưỡng lão: Câu chuyện thấm thía như lời cảnh tỉnh cho những ai đang lạc mất tình thân

 

Người xưa dạy: “Bách thiện hiếu vi tiên” trong trăm điều thiện, hiếu đứng đầu”. Nhưng phải chăng vì cuộc sống bận rộn mà đã cuốn chúng ta đi mất, khiến chúng ta lãng quên đi đấng sinh thành của chính mình.

"Người mẹ sắp qua đời ở viện dưỡng lão": Câu chuyện thấm thía như lời cảnh tỉnh cho những ai đang "lạc mất" tình thân

Câu chuyện nhỏ mà thấm thía dưới đây như một lời cảnh tỉnh dành cho những ai đang hối hả trong vòng quay của xã hội mà để lạc mất tình thân.

Người mẹ sắp qua đời ở viện dưỡng lão

Sau cái chết của cha, người con trai quyết định đưa mẹ mình vào viện dưỡng lão sống nốt quãng đời còn lại. Thỉnh thoảng anh có ghé qua thăm mẹ. Một ngày nọ, anh nhận được một cuộc điện thoại từ viện dưỡng lão. Đầu dây bên kia là giọng mẹ anh. Bà nói với một giọng rất nghiêm trọng: “Hãy đến chỗ mẹ ngay”.

"Người mẹ sắp qua đời ở viện dưỡng lão": Câu chuyện thấm thía như lời cảnh tỉnh cho những ai đang "lạc mất" tình thân ảnh 1

Người con đến và thấy mẹ mình đang ở trong tình trạng rất nguy kịch. Anh ngồi bên cạnh mẹ và hỏi: “Mẹ à, giờ con có thể làm gì cho mẹ đây?”

Người mẹ đáp: “Con hãy lắp thêm vài cái quạt ở viện dưỡng lão này vì ở đây chẳng có cái quạt nào cả. Còn nữa, mua thêm một cái tủ lạnh để bảo quản đồ ăn tốt hơn vì nhiều lần mẹ phải đi ngủ với cái bụng đói rồi”.

Người con nghe vậy thì rất ngạc nhiên và hỏi lại: “Mẹ à, mẹ ở đây từ đó đến giờ chẳng thấy mẹ than phiền gì cả, giờ chỉ còn vài tiếng đồng hồ ít ỏi, sao mẹ lại quan tâm những thứ này?”.

"Người mẹ sắp qua đời ở viện dưỡng lão": Câu chuyện thấm thía như lời cảnh tỉnh cho những ai đang "lạc mất" tình thân ảnh 2

Người mẹ trả lời: “Con à, mẹ đã phải chịu đựng tất cả cái nóng, cái đói, hay sự đau đớn. Nhưng sau này khi con già đi như mẹ, và các con của con gửi con vào viện dưỡng lão, mẹ nghĩ rằng con sẽ không thể chịu nổi đâu…”

Bài học: Cha mẹ chúng ta vốn dĩ rất yêu thương và chẳng bao giờ ngừng quan tâm đến chúng ta. Dù cho chúng ta có thiếu quan tâm họ trọn vẹn thì họ vẫn luôn yêu thương ta vô điều kiện. Vậy mà chúng ta nào nhận ra, chỉ đến khi mất đi rồi mới hối tiếc. Hãy tranh thủ những giây phút còn họ ở bên, quan tâm và yêu thương cha mẹ nhiều hơn nếu bạn muốn các con mình sau này cũng như vậy với mình, bởi, đó chính là quy luật cuộc sống.

Tháng nào cũng giấu vợ gửi tiền về cho mẹ, đến khi trắng tay trở về nhà, người đàn ông mới nhận ra 1 sự thật quá phũ phàng

Chỉ đến khi tay trắng ra khỏi nhà vợ, trở về nhà mình, người đàn ông mới biết 1 sự thật phũ phàng.

Yêu thương gia đình và luôn muốn họ có một cuộc sống tốt đẹp là điều ai cũng mong muốn, nhưng chúng ta không nên làm theo cách mà người đàn ông đã làm trong câu chuyện mới được đăng tải lên mạng hội dưới đây.

Nội dung câu chuyện như sau:

“Tôi là Minh Hạo, sinh ra ở nông thôn, dưới tôi còn có một người em trai. Khi chúng tôi còn nhỏ, bố tôi đã mất trong một vụ tai nạn cho nên chỉ có ba mẹ con tôi dựa vào nhau mà sống.

Cuộc sống không có cha đã rất khó khăn, mẹ tôi phải vừa làm mẹ lại vừa thay cha nuôi nấng hai anh em, điều này thật không dễ dàng. Cũng may là tôi và em trai đều ngoan ngoãn, mỗi khi đi học về đều phụ giúp mẹ việc nhà, giảm bớt gánh nặng cho mẹ.

Sau này khi học lên cấp 3, vì thu nhập của mẹ không thể lo học phí và sinh hoạt cho hai người nên phận làm anh như tôi phải nghỉ học ở nhà để em trai được đi học. Tôi nói với mọi người rằng mình không muốn đi học nữa, để cơ hội này cho em trai vì thành tích học tập của em ấy cũng tốt hơn. Học hết cấp hai tôi đã nghỉ học để ra ngoài đi làm.

Tôi nhớ năm 15 tuổi đi tìm việc, không ai muốn thuê lao động nhỏ tuổi nên sau đó tôi phải rửa bát thuê ở một quán ăn nhỏ với mức lương rất thấp, một tháng chỉ được 1.000 tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) nhưng có bao ăn ở.

Tháng nào cũng giấu vợ gửi tiền về cho mẹ, đến khi trắng tay trở về nhà, người đàn ông mới nhận ra 1 sự thật quá phũ phàng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Mỗi tháng tôi dành dụm gửi 1.000 tệ về quê, chỗ còn lại coi như tiền tiêu vặt của mình. Thời gian đó rất vất vả nhưng cũng vui vẻ, tôi hi vọng em mình có thể học đại học, có tương lai tươi sáng để cải thiện cuộc sống cho gia đình chúng tôi.

Ở chỗ chúng tôi, con trai hầu như sẽ kết hôn vào khoảng 20 tuổi nhưng do điều kiện gia đình quá kém nên tới năm 25 tuổi tôi vẫn chưa lấy vợ.

Sau này mẹ tôi đánh tiếng chỉ cần con bà lấy được vợ, ở rể bà cũng chấp nhận. Một thời gian sau, cuối cùng tôi cũng kết hôn và về ở bên nhà vợ.

Vợ tôi là con gái duy nhất trong nhà, điều kiện gia đình cũng rất tốt, đều làm kinh doanh nên khi sau khi về chung một nhà thì cuộc sống của tôi cũng tốt lên rất nhiều.

Sau này cha mẹ vợ thấy tôi thông minh và chăm chỉ, đầu óc cũng nhanh nhạy nên giao cho tôi quản lý một công ty nhỏ.

Để cảm ơn công sinh thành và dưỡng dục của mẹ mình, từ sau khi tiếp quản công ty mỗi tháng tôi đều chuyển 20.000 tệ vào thẻ của bà, số tiền này hoàn toàn đủ cho cuộc sống của mẹ và em trai. Tuy nhiên tôi không nói cho vợ hay cha mẹ vợ biết chuyện này, tôi sợ họ sẽ không đồng ý.

Để tránh việc này bị phát hiện, tôi đã lập tài khoản ngân hàng giả, tự mua một số thứ rồi báo công ty thanh toán.

Tháng nào cũng giấu vợ gửi tiền về cho mẹ, đến khi trắng tay trở về nhà, người đàn ông mới nhận ra 1 sự thật quá phũ phàng - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

BÍ MẬT BỊ PHƠI BÀY

5 năm sau, cuối cùng vợ tôi cũng đã phát hiện ra chuyện này. Lần đó cô ấy đến công ty kiểm tra sổ sách, phát hiện ra vài con số không đúng.

Phát hiện ra sự thật này vợ tôi đã vô cùng tức giận và muốn ly hôn với tôi. Cô ấy nghĩ tôi không nên giấu vợ lén mang tiền trong nhà đi. Sau khi làm xong thủ tục ly hôn, tôi nhanh chóng ra bị đuổi ra khỏi nhà vợ. Không còn cách nào khác tôi chỉ có thể về nhà mình.

Về đến nơi, tôi thấy mẹ và em trai tôi đang ngồi nói chuyện ở trong vườn nhà.

Em trai thấy tôi về liền chạy đến hỏi: “Lần này anh về định cho em bao nhiêu tiền?”

Tôi sững người rồi hỏi lại: “Em nói vậy là có ý gì, anh không cho tiền là không được về nhà sao?”

Em trai ngượng nghịu cười: “Ôi không phải thế, chỉ là tiền tháng này đã tiêu gần hết rồi.”

Tôi rất ngạc nhiên và hỏi: “Em không đi làm à? Lương của em đâu hết rồi?”

Em trai trả lời: “Em không đi làm nữa, hàng tháng anh cho mẹ nhiều tiền như vậy, em làm sao phải đi làm?”

Nghe em trai nói những lời này, cuối cùng tôi cũng hiểu ra rằng thì ra mỗi tháng tôi gửi tiền về nhà mẹ đều đưa hết cho em trai, thậm chí chỉ ở nhà ăn chơi mà không hề đi làm, tất cả đều đợi tôi gửi tiền về.

Tôi chua chát nói với mẹ: “Sau này không có tiền nữa, con đã ly hôn vợ rồi”.